Chuyên gia Đức khuyên nên pha trà bằng nước sôi

Theo các chuyên gia của Viện đ.ánh giá rủi ro (BfR) Liên bang Đức, vì trà là một sản phẩm tự nhiên nên vẫn có thể chứa vi khuẩn, nấm men hoặc nấm mốc và cách tốt nhất là pha trà bằng nước sôi, hãm trong 5 phút.

Cùng với cà phê, trà là một trong những đồ uống nóng phổ biến nhất ở Đức – Ảnh: iStock

Theo Focus.de, các chuyên gia của Viện đ.ánh giá rủi ro (BfR) Liên bang Đức, khuyên người tiêu dùng nên đặc biệt chú ý khi pha trà. Theo các chuyên gia, cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của các nhà sản xuất là nên rót nước sôi vào trà lá hoặc trà thảo dược.

Được biết, ngay cả đồ uống đắt nhất cũng có thể chứa những vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, vì trà là một sản phẩm tự nhiên. Và như vậy, trà vẫn có thể chứa vi khuẩn, nấm men hoặc nấm mốc … Trong trường hợp xấu nhất, trà có thể chứa mầm bệnh như salmonella. Do đó, nên hãm trà bằng nước sôi và hãm trong 5 phút.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên không nên uống trà đã được hãm trong vài giờ. Đồ uống như vậy sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào.

Ngoài cà phê, trà là một trong những đồ uống nóng phổ biến nhất ở Đức. Theo Hiệp hội chè Đức, mỗi người Đức uống trung bình 27,5 lít trà một năm. Tuy nhiên, một sai lầm nghiêm trọng thường xảy ra trong quá trình pha trà, thậm chí có thể khiến bị bệnh.

Vì vậy, để việc hưởng thụ trà không trở thành nguy cơ về sức khỏe, trong mọi trường hợp, không nên bỏ qua lưu ý nhỏ trên bao bì.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Chạy nhanh từ trong căng tin ra ngoài, b.é g.ái bị nồi súp nóng đổ ập vào người dẫn đến bỏng nặng

Các bác sĩ thông báo đ.ứa b.é bị bỏng nặng tới 30% cơ thể, bao gồm: mặt, cổ, vai và chân.

Theo thông tin từ đài truyền hình KTK News, vào tháng 3 năm nay, một b.é g.ái 6 t.uổi đã bị bỏng nặng 30% sau khi bị một nồi súp đổ lên người.

Vụ việc này xảy ra tại một trường mẫu giáo ở Aktau, Kazakhstan, và được camera ghi lại. Theo đó, b.é g.ái tên là Karina Iskalieva đã chạy nhanh ra khỏi căng tin mà không quan sát và va chạm với một người phụ nữ, được cho là nữ đầu bếp, đang bưng một nồi súp nóng. Sau đó chiếc nồi bị lật đổ khiến toàn bộ món súp nóng tràn lên người đ.ứa t.rẻ.

Karina đã bị bỏng nặng 30% sau khi bị một nồi súp đổ lên người.

Người đầu bếp vội đỡ lấy Karina nằm xuống sàn nhà, sau đó cô ấy kéo b.é g.ái đi đâu đấy. Những đ.ứa t.rẻ khác có thể đã nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng hét thảm thiết của Karina nên đã tụ tập lại trước cửa phòng, trong khi các giáo viên có vẻ như không chú ý, cho đến khi một người phụ nữ đi vào thông báo vụ việc thì các giáo viên mới vội vàng chạy đi tìm Karina.

Theo hình ảnh trên camera thu được thì Karina đã chạy nhanh ra khỏi căn tin mà không quan sát.

Mẹ của bé, chị Sania Iskalieva nói: “Nhà trường đã không gọi xe cứu thương cho con gái tôi vì họ đang cố che đậy vụ việc. Họ đã c.ởi q.uần á.o của Karina cùng với làn da bị bỏng dính vào nó. Khi vợ chồng tôi đến, chúng tôi nhìn thấy con gái mình t.rần n.hư n.hộng, run rẩy vì lạnh và khóc trong đau đớn”.

Tức thì, bố mẹ Karina đã quấn chăn cho con và đưa con đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ thông báo đ.ứa b.é bị bỏng nặng tới 30% cơ thể, bao gồm: cổ, vai và chân.

Các bác sĩ thông báo karina bị bỏng nặng tới 30% cơ thể, bao gồm: cổ, vai và chân.

Sở giáo dục thành phố Aktau đã tiến hành một cuộc điều tra và sa thải những người có liên quan đến vụ việc này. Người đại diện phát ngôn của Sở giáo dục, Akmaral Baishakhanova nói: “Giáo viên, đầu bếp và y tá của trường mẫu giáo đã bị sa thải vì vi phạm các quy tắc an toàn và không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của họ”.

Bây giờ, đã 9 tháng trôi qua kể từ khi xảy ra vụ việc, nhưng bố mẹ của Karina lại quyết định kiện trường mẫu giáo và những người có liên quan. Gia đình chị yêu cầu được bồi thường 5.000.000 Tenge Kazakhstan (khoảng 300.000.000 VNĐ).

“Con gái tôi đã phải nằm trong bệnh viện điều trị vài tháng. Hiện giờ, con bé phải mang vớ ngay cả khi đó là mùa hè nhằm che giấu vết sẹo của mình với những đ.ứa t.rẻ khác. Lỗi thuộc về các nhân viên trong trường mẫu giáo, và tôi muốn họ bị trừng phạt. Tôi muốn mọi người biết ngôi trường đó hoạt động như thế nào”, bà mẹ bức xúc nói.

Các bước sơ cứu cơ bản khi trẻ bị bỏng nước sôi:

Khi nhà có trẻ nhỏ, bố mẹ nên cẩn thận không cho con chơi hoặc chạm vào bếp lửa, nước sôi, nồi đựng thức ăn nóng, nước tắm nóng… Nhưng nếu chẳng may con lỡ bị bỏng, thì cha mẹ hãy làm những bước sơ cứu cơ bản dưới đây:

– Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

– Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề. Trường hợp vùng da bỏng có diện tích lớn thì không nên c.ởi q.uần á.o, vì sự va quệt có thể làm vết thương n.hiễm t.rùng hay đau rát, mà nên sử dụng kéo nhanh chóng cắt lớp quần áo dính vào vết thương ra.

– Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

– An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

– Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Nguồn: Mirror/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *