Suýt mất tay do tắc động mạch

HÀ NỘI – Cụ ông 87 t.uổi mỏi tay, tay lạnh, mất cảm giác, không cử động được, được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô cấp cứu.

Bệnh nhân chia sẻ, lúc đầu tưởng là mỏi tay bình thường, xoa bóp nhiều lần không hết, tay càng cứng lại. “Lúc đó tôi không còn biết cánh tay có phải tay mình không”, ông nói.

Khám lâm sàng cuối tháng 9, các bác sĩ không thấy mạch ở cổ tay, cánh tay của bệnh nhân, tay lạnh, tím tái. Bác sĩ Bùi Long nhận định: “Đây là trường hợp nổi bật của tắc mạch chi”.

Để chắc chắn, bác sĩ siêu âm mạch m.áu. Khi đặt đầu dò siêu âm thấy ngay không có dòng m.áu c.hảy từ động mạch nách xuống đến cánh tay, phát hiện thấy cục m.áu đông rất lớn gây tắc nghẽn. Bệnh nhân được kết luận bị tắc động mạch cánh tay cấp tính.

Ngay lập tức, các bác sĩ gây tê, rạch mạch m.áu, dùng thiết bị chuyên dụng can thiệp nội soi hút cục m.áu đông. Sau khoảng 40-45 phút, mạch m.áu được thông hoàn toàn. Bệnh nhân qua cơn nguy kịch, đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện.

Cánh tay bệnh nhân đã cử động được lại sau khi hút cục m.áu đông gây tắc mạch. Ảnh : Thúy Quỳnh.

Bác sĩ Bùi Long cho biết, dấu hiệu tắc động mạch chi là đau, lạnh tay, mất cảm giác, mất vận động. Nguyên nhân của tắc mạch m.áu chi cấp tính do cục m.áu đông, nên phương pháp hiệu quả nhất là hút cục m.áu đông đó ra. Một số trường hợp mạch m.áu xơ vữa phải đặt stent, nong mạch m.áu.

Bệnh nhân nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ cả bàn tay, thậm chí cánh tay hoại tử nhanh chóng, phải cắt cụt. Nguy hiểm hơn, khi hoại tử, cánh tay sẽ giải phóng một loạt chất độc, nếu không cắt bỏ kịp thời sẽ đi sâu vào cơ thể, gây ra tình trạng suy thận cấp, có thể t.ử v.ong.

Thúy Quỳnh

Theo VNE

Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô giảm chất thải nhựa

HÀ NỘI – Bệnh viện cam kết sẽ giảm dần, tiến tới không sử dụng bao bì, túi nilon và các sản phẩm làm từ nhựa khó p.hân h.ủy.

Tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô, mỗi tháng có khoảng hơn 700 kg nilon bao gói, túi đựng bằng nhựa cùng gần 2 tấn rác thải nhựa dùng một lần, Giám đốc bệnh viện, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà cho biết hôm 2/10. Trước mắt, bệnh viện sẽ giảm và loại bỏ túi đựng nilon ở các khoa phòng như túi rác, túi đựng thuốc, túi đựng hoa quả thức ăn. Nhà ăn không sử dụng hộp xốp, khay nhựa, thìa nhựa, cốc nhựa dùng một lần, thay bằng đồ dùng inox, lọ thủy tinh hoặc chất liệu nhựa sử dụng nhiều lần.

“Nhựa trong các sản phẩm thuốc, bơm kim tiêm, dây truyền… hiện chưa giảm được, sẽ thay thế bằng vật liệu thân thiện với môi trường”, ông nói.

Bệnh viện cũng không sử dụng nước uống đóng chai nhựa nhỏ mà chuyển sang dùng chai thủy tinh hoặc bình nước to dùng chung; hạn chế và thay thế dép nhựa bằng dép da, dép cao su, thu gom túi nhựa, chai nhựa sinh hoạt để chuyển đi tái chế.

Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô là một trong số ít bệnh viện của Bộ Y tế thực hiện Đề án thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS), tức là không in phim sau khi chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp CT-Scanner và chụp mạch số hóa nền cho bệnh nhân. Thay vào đó là lưu trữ bằng hệ thống công nghệ thông tin.

Bệnh viện không in phim, tránh lãng phí, giảm thiểu tác hại ra môi trường. Ảnh do Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô cung cấp.

Thống kê của Ủy ban châu Âu (EC), ước tính khoảng 6,3 tỷ tấn nhựa trở thành rác thải, khoảng 5 tỷ tấn tích lũy ngoài môi trường hoặc được chôn lấp. Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển, với 0,28-0,73 triệu tấn mỗi năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới.

Bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nilon mỗi tháng. Theo đ.ánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải sinh hoạt. Cùng với đó, công nghệ tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển, trong khi thói quen người dân dùng túi nilon, đồ nhựa một lần ngày càng gia tăng.

Thúy Quỳnh

Theo VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *