Không lây lan, không truyền nhiễm nhưng ung thư là sát thủ mạnh tay nhất trong các loại bệnh cướp đi sinh mạng của con người. Tại Việt Nam phổi, gan là những vị trí thường bị ung thư ở nam, nữ là ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng gặp nhiều ở cả 2 giới.
Nặng gánh ung thư
Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) cho thấy, năm 2018 nhân loại có 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca t.ử v.ong do ung thư. Một trong 5 nam và một trong 6 nữ trên toàn thế giới có thể bị ung thư trong suốt cuộc đời của họ và một trong 8 nam; một trong 11 phụ nữ sẽ c.hết vì căn bệnh này. Tổng số người còn sống trong vòng 5 năm được chẩn đoán ung thư, ước tính khoảng 43,8 triệu người.
Cũng theo GLOBOCAN thống kê năm 2018, Việt Nam với dân số gần 96,5 triệu người, trong thì có hơn 164.6 nghìn ca ung thư mới mắc, trong đó có 114.871 người t.ử v.ong do ung thư và 300.033 người đang sống chung với ung thư.
Ung thư đại tràng khá phổ biến ở cả nam và nữ tại Việt Nam
Theo PGS.TS.BS Phạm Hùng Cường, Trưởng khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung Bướu, TPHCM thì trong 5 loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam, ở nam giới là ung thư gan chiếm tỷ lệ mắc và t.ử v.ong hàng đầu, tiếp theo là các ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng và vòm họng. Ở nữ giới ung thư vú chiếm tỷ lệ mắc và t.ử v.ong hàng đầu, tiếp theo là các ung thư đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan. Sát thủ mang tên ung thư đang tấn công mọi giới, mọi lứa t.uổi.
Gánh nặng ung thư ngày càng tăng do một số yếu tố, gồm sự tăng trưởng dân số, sự lão hóa, cũng như sự thay đổi về tỷ lệ của một số nguyên nhân gây ung thư liên quan đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Đây là đặt trưng của nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nơi có sự chuyển đổi tỷ lệ của các bệnh ung thư liên quan đến sự nghèo đói và n.hiễm t.rùng sang các bệnh ung thư liên quan đến lối sống dư thừa vật chất.
40% ung thư có thể phòng ngừa
Mọi loại ung thư đều liên quan đến các tế bào của cơ thể bởi sự tăng trưởng quá đà và sự lan tràn các tế bào không bình thường. Tế bào ung thư phát sinh từ sự hư hại của phân tử DNA do phơi trải với những tác nhân từ môi trường sống như khói t.huốc l.á, rượu bia, các vi rút, ánh nắng… Những tác nhân gây ung thư tạo ra các đột biến gen dẫn đến nhóm tế bào bất thường. Theo thời gian, các dòng đột biến lại thành các dòng ác hơn, tổng hợp nhiều đột biến làm ung thư mạnh lên và trở thành bất tử, xâm lấn tràn lan trong cơ thể.
Ung thư g.iết n.gười bằng cách làm tê liệt khiến cơ quan của cơ thể không hoạt động được từ đó gây áp lực mạnh trong sọ và não. Ung thư làm nghẽn đường thở hoặc nghẽn mạch m.áu lớn, làm rối loạn đông m.áu, khiến cơ thể mất phản ứng đề kháng không chống lại bệnh tật được. Đa số người bệnh ung thư c.hết vì đau đớn, vì suy kiệt, vì cơ thể bị ung thư trở nên bất lực trước các bệnh tật khác.
Ung thư gan thường xảy ra trên nhóm bệnh nhân lạm dụng rượu bia
Tuy nhiên, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (IARC) cho rằng, ung thư là do con người, trong đó hút t.huốc l.á là nguyên nhân gây ra hơn 15 loại ung thư; 20% các ca ung thư liên quan đến bệnh nhiễm; ăn uống không lành gây ra 1/3 gánh nặng ung thư; đáng sợ hơn nữa là các yếu tố nguy cơ ung thư do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của con người bắt tay nhau để hủy hoại cơ thể.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, 40% ung thư ở mọi giới, mọi lứa t.uổi có thể phòng ngừa nếu mọi người theo lối sống lành mạnh, tránh xa khói t.huốc l.á, tránh uống rượu bia quá đà, phòng tránh bệnh truyền nhiễm, tập thể dục đều, hạn chế sử dụng thức ăn muối mặn, hun khói và chế độ ăn nhiều thịt đỏ, mỡ béo, ít rau… cần giữ cân nặng của cơ thể ở mức độ vừa phải, ổn định.
Việc chủng ngừa bệnh có hiệu quả nhất và lâu dài nhất trong cuộc chiến phòng chống ung thư. Việc sử dụng vắc xin chống HBV và HPV, quan hệ t.ình d.ục an toàn, bảo quản thức ăn đúng, bỏ thói quen ăn cá sống, sử dụng các sản phẩm m.áu an toàn. Tích cực phòng ngừa các bệnh nhiễm trước khi chúng gây ung thư là việc cả cộng đồng nên chủ động thực hiện.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Ăn thực dưỡng Ohsawa, nhịn ăn để điều trị ung thư: Bệnh không thuyên giảm chỉ thấy cơ thể gầy mòn suy kiệt trầm trọng
Gần đây, mạng xã hội đang lan truyền phương pháp điều trị ung thư bằng thực dưỡng Ohsawa, nhịn ăn, kiềm hóa m.áu… Liệu các phương pháp này có thực sự hiệu quả như lời đồn?
Đây là phương pháp không chính thống và không có cơ sở khoa học
Theo các chuyên gia điều trị ung thư là vấn đề rất lớn, rất phức tạp và đòi hỏi chuyên môn sâu, kết hợp đa mô thức, đa chuyên khoa mới có thể hiệu quả. Không nên dễ dàng cả tin, tốn kém t.iền bạc, thời gian, đ.ánh mất cơ hội điều trị chính thống vì lựa chọn các phương pháp không chính thống, chưa có cơ sở khoa học.
Từ 68.000 ca mắc mới ung thư vào năm 2000, theo báo cáo mới đây của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), số ca mắc mới ung thư tại nước ta năm 2018 đã tăng lên 164.671 người, trong đó có 114.871 người t.ử v.ong và hơn 300.000 bệnh nhân đang sống chung với ung thư. Khi phát hiện bị mắc ung thư, đa phần người bệnh hoang mang, không biết sẽ phải điều trị như thế nào.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị ung thư bằng thực dưỡng Ohsawa – một hình thức ăn chay và phải nhập viện trong tình trạng cơ thể suy kiệt, rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng.
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội,.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh thực dưỡng áp dụng được cho người bị ung thư. Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chế độ dinh dưỡng của các bệnh nhân được xây dựng rất cẩn thận, ăn đa dạng các thực phẩm, gồm thịt, cá, trứng, sữa, không loại bỏ thức ăn nào, đồng thời tăng cường rau, quả để cung cấp vitamin và sức đề kháng.
Khi cơ thể dinh dưỡng kém, mô ung thư vẫn phát triển và lấy dưỡng chất trong cơ thể, thậm chí còn lấy nhiều dinh dưỡng từ cơ thể hơn các mô tế bào bình thường khác, khiến người bệnh nhanh chóng bị suy kiệt, suy tạng. Những người bệnh đang điều trị ung thư cần hạn chế nguyên nhân gây ung thư, đồng thời tăng cường tập thể dục chứ không nên hạn chế cực đoan về dinh dưỡng. Ngoài ra, người bệnh nên có thực đơn cân đối, không nên quá thừa chất.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hồng Thăng, Phó Trưởng khoa Nội 4, Bệnh viện K chia sẻ, không ít người bệnh tìm đến các phương pháp chữa ung thư chưa được kiểm chứng, như: Nhịn ăn, thực dưỡng Ohsawa… Đơn cử như một bệnh nhân nữ ở Hà Nội mắc ung thư đại tràng, khối u đã di căn. Sau khi đã điều trị hóa chất tại Bệnh viện K, bệnh nhân bỏ điều trị, áp dụng chế độ nhịn ăn với hy vọng tế bào ung thư ngừng phát triển. Sau hơn 40 ngày chỉ uống nước, bệnh nhân này chỉ còn da bọc xương, cơ thể suy kiệt. Sau đó, bệnh nhân trở lại chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường nhưng đã t.ử v.ong.
Hiện nay trên mạng xã hội cũng lan truyền phương pháp kiềm hóa m.áu để trị ung thư. Bác sĩ Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, phương pháp này không chỉ được lan truyền ở Việt Nam mà còn lan truyền ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, đây là phương pháp không chính thống và không có cơ sở khoa học.
Mắc ung thư chưa hẳn là dấu chấm hết
Đối với nhiều người dân, nhắc tới ung thư đồng nghĩa với “án tử”. Thế nhưng, bác sĩ Vũ Hữu Khiêm cho rằng, trên thực tế, 1/3 số bệnh ung thư có thể dự phòng được, 1/3 các loại bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, với tiến bộ y khoa, các phương pháp điều trị tốt, có thể kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng sống cho 1/3 số bệnh ung thư còn lại.
Tùy loại ung thư, thể bệnh và giai đoạn bệnh, có thể sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Khi thấy có các dấu hiệu như: Sờ thấy u, hạch bất thường, thay đổi thói quen đại tiểu tiện, đau bụng, phân có m.áu, đi tiểu ra m.áu, vết loét lâu liền ở da, đau đầu, lác mắt, khó ngủ, ho kéo dài… người dân cần đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra. Người bệnh không nên dễ dàng cả tin, tốn kém t.iền bạc, thời gian, đ.ánh mất cơ hội điều trị chính thống vì lựa chọn các phương pháp chưa có cơ sở khoa học.
Do đó, thay vì tuyệt vọng, sớm đầu hàng số phận, bệnh nhân ung thư cần gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn cặn kẽ về bệnh, giai đoạn bệnh, các biện pháp điều trị và tiên lượng bệnh.
Theo Helino